Chúng ta đã biết rằng kim loại chiếm 80% trong tổng các nguyên tố hóa học, chúng có nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày và sản xuất. Để có được sự hiệu quả trong việc sử dụng kim loại chúng ta phải hiểu được tính chất hóa học chung của kim loại. Vậy tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là những tính chất gì? Sau đây chúng ta cùng nghiên cứu tính chất hóa học của kim loại lớp 9.
Bạn đang xem: Tính chất hóa học chung của kim loại
Giới thiệu chung về kim loại
Kim loại có tên tiếng anh là metal. Kim loại là nguyên tố hóa học, chúng tạo ra ion(+) (hay còn gọi là cation) và các mạng liên kết kim loại. Kim loại thuộc nhóm nguyên tố do độ ion hóa và đặc tính liên kết với các phi kim và á kim.
Vị trí của nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, kim loại có vị trí ở nhóm IA (trừ H), IIIA (trừ Bo),nhóm IIA và một phần trong nhóm IVA, VA, VIA. Trong các nhóm B ( từ nhóm IB đến nhóm VIIIB). Những kim loại phóng xạ gồm họ Lantan và actini.
Vị trí nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn
Phân loại kim loại
Kim loại được phân loại làm 3 loại như sau:
Kim loại cơ bản và hiếm. Kim loại cơ bản dễ bị ăn mòn và oxi hóa, kim loại hiếm ít bị ăn mòn và ít gặp như vàng, bạch kim.Kim loại đen và màu. Kim loại đen có màu đen gồm: sắt, crom, titan và nhiều kim loại khác. Kim loại màu có ánh kim và các màu như bạc, đồng, vàng, kẽm,..Kim loại nặng và nhẹ. Kim loại nhẹ có khối lượng riêng bé hơn 5 g/cm3 gồm: K, Al, Na, Mg,.. Kim loại nặng có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3 như: Cu, Zn, Au, Fe, Ag, Pb,…
Cấu tạo của kim loại
Kim loại cơ bản và hiếm. Kim loại cơ bản dễ bị ăn mòn và oxi hóa, kim loại hiếm ít bị ăn mòn và ít gặp như vàng, bạch kim.Kim loại đen và màu. Kim loại đen có màu đen gồm: sắt, crom, titan và nhiều kim loại khác. Kim loại màu có ánh kim và các màu như bạc, đồng, vàng, kẽm,..Kim loại nặng và nhẹ. Kim loại nhẹ có khối lượng riêng bé hơn 5 g/cm3 gồm: K, Al, Na, Mg,.. Kim loại nặng có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3 như: Cu, Zn, Au, Fe, Ag, Pb,…
Cấu tạo của kim loại gồm cấu tạo nguyên tử và cấu tạo tinh thể
Cấu tạo tinh thể: Trừ Hg ở thể lỏng, ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và chúng có cấu tạo tinh thể. Hạt nhân liên kết rất kém với các electron hóa trị do đó dễ tách khỏi nguyên tử và các electron di chuyển tự do trong mạng tinh thể kim loại. Mạng tinh thể kim loại gồm: lập phương tâm diện (Cu, Au, Ag,..), lục phương (Mg, Be, Zn,…), lập phương tâm khối (Na, Li, K,…).
Cấu tạo tinh thể: Trừ Hg ở thể lỏng, ở nhiệt độ thường các kim loại ở thể rắn và chúng có cấu tạo tinh thể. Hạt nhân liên kết rất kém với các electron hóa trị do đó dễ tách khỏi nguyên tử và các electron di chuyển tự do trong mạng tinh thể kim loại. Mạng tinh thể kim loại gồm: lập phương tâm diện (Cu, Au, Ag,..), lục phương (Mg, Be, Zn,…), lập phương tâm khối (Na, Li, K,…).
Cấu trúc tinh thể của kim loại
Cấu tạo nguyên tử: nguyên tử của đa số các nguyên tố kim loại có rất ít electron ở lớp ngoài cùng ( chỉ có 1,2 hoặc 3 electron)
Cấu tạo nguyên tử: nguyên tử của đa số các nguyên tố kim loại có rất ít electron ở lớp ngoài cùng ( chỉ có 1,2 hoặc 3 electron)
Ví dụ: Mg: 1s2 2s2 2p6 3s2
Na: 1s2 2s2 2p6 3s1
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?
Sau đây là những kiến thức cơ bản về tính chất hóa học của kim loại, các bạn cùng theo dõi để nắm được các lý thuyết nhé.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với Oxi
Đa số các kim loại đều tác dụng được với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường và tạo thành oxit. Một số kim loại không phản ứng với oxi là Pt, Au, Ag,…
3Fe + 2O2 → Fe3O4
4Cr + 3O2 → 2Cr2O3
Kim loại tác dụng với Oxi
tính chất hóa học chung của kim loại là tác dụng với phi kim khác
Đa số các kim loại phản ứng với phi kim ở điều kiện nhiệt độ cao và tạo thành muối. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tác dụng với phi kim.
Xem thêm: Rác Tái Chế Gồm Những Loại Nào, Các Loại Rác Tái Chế Và Cách Xử Lý
2Al + 2S → Al2S3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Tính chất hóa học của kim loại kiềm là tác dụng với dung dịch axit
Kim loại phản ứng với dung dịch axit (ví dụ: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) kết quả tạo thành muối và khí H2.
Kim loại phản ứng với dung dịch axit (ví dụ: HNO3, HCl, H2SO4 loãng,…) kết quả tạo thành muối và khí H2.
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2
Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau
Tác dụng với HNO3, H2SO4 trong điều kiện đặc, nóng.Tác dụng với HNO3: kết quả tạo thành muối nitrat và nhiều khí khác nhau
A + HNO3 → A(NO3)n + {NO, NO2, N2, NH4NO3, N2O) + H2O
Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí
Tác dụng với H2SO4: kết quả tạo thành muối sunfat và nhiều loại khí
A + H2SO4 → M2(SO4)n + {S, SO2, H2S} + H2O
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là những gì?
Tính chất hóa học của kim loại kiềm thổ là tác dụng với dung dịch muối
Kim loại hoạt động mạnh phản ứng với muối của kim loại yếu kết quả tạo ra muối và kim loại mới. Ngoại trừ K, Ba, Na,… vì trong điều kiện thường, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ tan trong nước.
2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Mg + FeCl2 → Fe + MgCl2
Kim loại phản ứng với dung dịch muối
Những kim loại mạnh gồm: K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.
Những kim loại mạnh gồm: K, Na, Ca, Li, Ba, Sr,…trong điều kiện thường dễ dàng tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.
A + nH2O →H2 + A(OH)n
Kim loại trung bình gồm: Zn, Mg, Al, Fe,… trong điều kiện nhiệt độ cao phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro H2 và oxit kim loại.
Kim loại trung bình gồm: Zn, Mg, Al, Fe,… trong điều kiện nhiệt độ cao phản ứng với hơi nước tạo ra khí hidro H2 và oxit kim loại.
3Fe + 4H2O hơi → 4H2 + Fe3O4
Vậy là chúng ta đã khái quát xong về tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gồm những gì. Bạn cần lưu ý và ghi nhớ phần lý thuyết, phản ứng của kim loại với HNO3 và H2SO4 trong điều kiện đặc nóng để làm bài tập nhé, vì dạng bài này rất thường gặp.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là những gì, chúng được ứng dụng trong đời sống và sản xuất như thế nào. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn học tập và nghiên cứu được nhiều kiến thức. Chúc bạn thành công!
Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại – Đại Cương Kim Loại – Hóa 12
Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại Đại Cương Kim Loại Hóa 12 Nguyễn Phúc Hậu EDU.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương):
M → Mn+ + ne
1. Kim Loại tác dụng với phi kim:
Hầu hết các kim loại khử được phi kim điển hình thành ion âm
Ví dụ:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Hg + S → HgS
2. Kim Loại tác dụng với axit
a) Đối với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:
M + nH+ → Mn+ + n/2H2
(M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)
b) Đối với H2SO4 đặc, HNO3 (axit có tính oxi hóa mạnh):
Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất
Hầu hết các kim loại phản ứng được với H2SO4 đặc nóng (trừ Pt, Au) và H2SO4 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó S+6 trong H2SO4 bị khử thành S+4 (SO2) ; So hoặc S2 (H2S)
Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr…), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+4 (NO2)
Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 loãng (trừ Pt, Au), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+2 (NO) ; N+1 (N2O) ; No (N2) hoặc N3 (NH4+)
Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K…sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit
Ví dụ:
2Fe + 6H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
4Mg + 5H2SO4 (đặc) → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3. Kim Loại tác dụng với dung dịch muối
Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:
+ M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn
+ Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường
+ Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan: xM (r) + nXx+ (dd) → xMn+ (dd) + nX (r)
Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mX tạo ra – mM tan
Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan – mX tạo ra
Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất
Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như NO3, MnO4,…thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ)
Ví dụ:
+ Khi cho Zn vào dung dịch CuSO4 ta thấy lớp bề mặt thanh kẽm dần chuyển qua màu đỏ và màu xanh của dung dịch bị nhạt dần do phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
+ Khi cho kim loại kiềm Na vào dung dịch CuSO4 ta thấy có sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa keo xanh do các phản ứng:
Na + H2O → NaOH + 1/2H2 và CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
+ Khi cho bột Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 có vài giọt HCl ta thấy có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí do phản ứng:
3Cu + Cu(NO3)2 + 8HCl → 4CuCl2 + 2NO + 4H2O
4. Kim Loại tác dụng với nước
Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Ba…khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường theo phản ứng: M + nH2O → M(OH)n + n/2H2. Kim loại Mg tan rất chậm và Al chỉ tan khi ở dạng hỗn hống (hợp kim của Al và Hg)
Các kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro
Ví dụ:
Mg + H2O(h) → MgO + H2
3Fe + 4H2O(h) → Fe3O4 + 4H2
Fe + H2O(h) → FeO + H2
Các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hg…không khử được nước dù ở nhiệt độ cao
5. Kim Loại tác dụng với dung dịch kiềm
Các kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pb…tác dụng được với dung dịch kiềm (đặc). Trong các phản ứng này, kim loại đóng vai trò là chất khử, H2O là chất oxi hóa và bazơ làm môi trường cho phản ứng
Ví dụ: phản ứng của Al với dung dịch NaOH được hiểu là phản ứng của Al với nước trong môi trường kiềm và gồm hai quá trình:
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Cộng hai phương trình trên ta được một phương trình:
2Al + 6H2O + 2NaOH → 2Na[Al(OH)4] + 3H2
6. Kim Loại tác dụng với oxit kim loại
Các kim loại mạnh khử được các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao thành kim loại
Ví dụ: 2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3
===============================
Xem Clip Nhớ Like Và Đăng Kí Kênh Bấm Chuông Thông Báo Để Nhận Video Mới Của Miss Nguyễn Phúc Hậu EDU Nhé!!!
☆ ĐĂNG KÝ/SUBSCRIBE: http://bit.ly/haunguyenedu
☆ OFFICIAL FACEBOOK: https://www.facebook.com/hau.nguyen.9655
================================
© Bản quyền thuộc về Nguyễn Phúc Hậu EDU
© Copyright by Nguyễn Phúc Hậu EDU ☞ Do not Reup.
===============================
TínhChấtHóaHọcCủaKimLoại
TínhChấtHóaHọcCủaKimLoạiHóa12
ĐạiCươngKimLoại
Trả lời