• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
Sanfranciscoplacestogo

Sanfranciscoplacestogo

Show Search
Hide Search
  • Trang chủ
  • Cảnh Quan
  • Giáo Dục
  • Phong Thủy
  • Thủ Thuật
  • Kiến Thức Chung
HomeGiáo DụcSản phẩm khử của hno3
Giáo Dục

Sản phẩm khử của hno3

Rate this post

Rate this post

Axit Nitric HNO3 là là một trong những axit rất quen thuộc mà các em học trong chương trình THCS và THPT, đây là một axit cơ bản và quan trọng mà các em cần nắm vững kiến thức. 

Vậy HNO3 – axit nitric và các hợp chất muối nitrat có những tính chất hoá học và tính chất vật lý đặc trưng gì, bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về tính chất hoá học của axit nitric và mối nitrat.

Bạn đang xem: sản phẩm khử của hno3“>Xác định sản phẩm khử của hno3

I. Tính chất vật lý của Axit Nitric

+ Axit nitric tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm, D=1,53 g/cm3

+ Axit nitric kém bền. Ngay ở điều kiện thường, khi có ảnh sáng, dung dịch axit nitric bị phân hủy một phần giải phóng nitơ đioxit. Khí này tan trong dung dịch axit làm dung dịch có màu vàng.

+ Axit nitric tan trong nước ở bất kì tỉ lệ nào. Trong phòng thí nghiệm thường có loại HNO3 nồng độ 68%, D=1,40 g/cm3

Về tính chất hoá học của Axit nitric:

Tác dụng với BazơTác dụng với Oxit bazơTác dụng với MuốiTác dụng với Kim loạiTác dụng với phi kim

Tác dụng với BazơTác dụng với Oxit bazơTác dụng với MuốiTác dụng với Kim loạiTác dụng với phi kim

Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về tính chất hoá học của axit nitric.

*

II. Tính chất hoá học của Axit Nitric

1. Axit Nitric thể hiện tính axit

* HNO3 là một axit mạnh (do HNO3 phân ly thành H+ và NO3-)

a) Axit Nitric làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

b) Axit Nitric tác dụng với oxit bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối + H2O:

• HNO3 + CuO

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

c) Axit Nitric tác dụng với bazơ (trong đó kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → Muối + H2O:

 • HNO3 + NaOH

 HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O

• HNO3 + KOH

 HNO3 + KOH → KNO3 + H2O

• HNO3 + Mg(OH)2

 2HNO3 + Mg(OH)2 → Mg(NO3)2 + 2H2O

d) Axit Nitric tác dụng với muối (trong muối kim loại đã đạt hóa trị cao nhất) → muối mới + axit mới:

 • HNO3 + CaCO3

 2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO­3­)2 + CO2↑ + H2O

2. Axit Nitric thể hiện tính oxi hoá

* HNO3 có số oxi hoá là +5 (có tính oxi hoá mạnh) nên tuỳ vào nồng độ của HNO3 và khả năng khử của chất tham gia có thể bị khử thành: *

a) Axit Nitric tác dụng với kim loại:

– HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt → muối nitrat + H2­O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).

Xem thêm: Di Sản Thế Giới Con Đường Tơ Lụa Ở Đâu, Con Đường Tơ Lụa

 PTPƯ: M + HNO3 → M(NO3)n + H2O + NO2 (NO, N2O, N2, NH4NO3)

– Sản phẩm khử của N+5 là tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:

Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,..) → NO;Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,…) thì N bị khử xuống mức càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).

Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,..) → NO;Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,…) thì N bị khử xuống mức càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).

 Ví dụ: HNO3 tác dụng với kim loại

 • HNO3 + Cu

 Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

 • HNO3 + Fe

 Fe + 4HNO3 (loãng) → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

 • HNO3 + Na

 8Na + 10HNO3 → 8NaNO3 + NH4NO3 + 3H2O

Lưu ý: Nếu cho Fe hoặc hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 mà sau phản ứng còn dư kim loại → trong dung dịch Fe thu được chỉ ở dạng muối Fe2+. 

b) Tác dụng với phi kim → NO2 + H2O + oxit của phi kim.

 • HNO3 + C

 C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O

 • HNO3 + S

 S + 4HNO3 → SO2 + 4NO2 + 2H2O

 • HNO3 + P

 P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2 + H2O

c) Axit Nitric tác dụng với các chất khử khác (oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất).

 4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2↑ + 2H2O

 4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2↑ + 2H2O + CO2↑

> Lưu ý:

Khí N2O là khí gây cười, khí vuiN2 không duy trì sự sống, sự cháyKhí NO2 có màu nâu đỏNH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khaiHNO3 đặc nguội thụ động (không phản ứng) với Al, Fe, Cr.

Khí N2O là khí gây cười, khí vuiN2 không duy trì sự sống, sự cháyKhí NO2 có màu nâu đỏNH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khaiHNO3 đặc nguội thụ động (không phản ứng) với Al, Fe, Cr.

III. Bài tập về Axit nitric

Bài 2 trang 45 sgk hoá 11: Lập các phương trình hoá học

a) Ag + HNO3, đặc → NO2↑ + ? + ? 

b) Ag + HNO3, loãng → NO↑ + ? + ? 

c) Al + HNO3 → N2O↑ + ? + ? 

d) Zn + HNO3 → NH4NO3↑ + ? + ? 

e) FeO + HNO3 → NO↑ + Fe(NO3)3 + ? 

f) Fe3O4 + HNO3 → NO↑ + Fe(NO3)3 + ? 

* Lời giải Bài 2 trang 45 sgk hoá 11:

– Ta có các PTPƯ sau (cân bằng PTPƯ bằng phương pháp Electron):

 a) Ag + 2HNO3, đặc → NO2↑ + AgNO3 + H2O

*

 b) 3Ag + 4HNO3, loãng → NO↑ + 3AgNO3 + 2H2O

*

 c) 8Al + 30HNO3 → 3N2O↑ + 8Al(NO3)3 + 15H2O

*

 d) 4Zn + 10HNO3 → NH4NO3↑ + 4Zn(NO3)2 + 3H2O

*

 e) 3FeO + 10HNO3 → NO↑ + 3Fe(NO3)3 + 5H2O

 f) 3Fe3O4 + 28HNO3 → NO↑ + 9Fe(NO3)3 + 14H2O

Bài 5 trang 45 sgk hoá 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau:

 NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuCl2

* Lời giải bài 5 trang 45 sgk hoá 11: 

– Ta có các PTPƯ sau:

(1). 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 

(2). 8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

Hoặc CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

(3). Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaNO3

(4). Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

(5). 2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2↑ + O2↑

(6) CuO + H2  Cu + H2O

(7) Cu + Cl2  CuCl2

Bài tập 6 trang 45 sgk hoá 11: Khi hoà tan 30,0g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1,00M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lit nitơ monooxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích các dung dịch không thay đổi.


Phương pháp tìm sản phẩm khử của HNO3


Trong các bài toán HNO3 tác dụng với một chất khử thì có thể ra nhiều sản phẩm khử khác nhau như NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3. Đây là phương pháp đơn giản để xác định sản phẩm khử cụ thể

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
Lý thuyết sinh học 11 bài 1: sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Next Post
21 mẫu sơ đồ cây tư duy ( mind map ) bạn nên biết, vẽ sơ đồ tư duy hình cây
Related Posts
5 Tháng Một, 2022

6 dạng toán co2 tác dụng với dung dịch kiềm dễ dính bẫy em cần lưu ý

16 Tháng Một, 2022

Как правильно и сколько варить картошку для пюре

6 Tháng Một, 2022

Công thức định luật cu lông

Primary Sidebar

Bài Viết Mới
  • Помидоры по-корейски быстрого приготовления – 8 вкуснейших рецептов с пошаговыми фото
  • Как и сколько варить горошницу с замачиванием и без замачивания в кастрюле и мультиварке
  • Гречневая каша сколько воды на стакан гречки
  • Как сделать сыр сулугуни дома: рецепт с фото
  • Простые рецепты кляров для курицы

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Cảnh Quan
  • Giáo Dục
  • Kiến Thức Chung

Copyright © 2022 • Sanfranciscoplacestogo

  • Liên Hệ
  • Nội Quy
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật