• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
Sanfranciscoplacestogo

Sanfranciscoplacestogo

Show Search
Hide Search
  • Trang chủ
  • Cảnh Quan
  • Giáo Dục
  • Phong Thủy
  • Thủ Thuật
  • Kiến Thức Chung
HomeGiáo Dục[chuẩn nhất] kim loại nào sau đây là kim loại kiềm hay nhất
Giáo Dục

[chuẩn nhất] kim loại nào sau đây là kim loại kiềm hay nhất

Rate this post

Rate this post

Câu hỏi: kim loại nào sau đây là kim loại kiềm:

A. Al

B. Mg

Bạn đang xem: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm hay nhất

C. Ca

D. K

Lời giải

Đáp án: D. K

Giải thích

Kim loại kiềm là kim loại thuộc nhóm IA (gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr)

Kiến thức mở rộng về kim loại kiềm

Vị trí, cấu tạo của kim loại kiềm

Vị trí: Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn các nguyên tố, bao gồm: liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) vàfranxi (Fr). Các kim loại nhóm này được gọi là kim loại kiềm vì hidroxit của chúng là chất kiềm mạnh. Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên.

Cấu tạo:

Kim loại kiềm là những nguyên tố s, có một electron lớp ngoài cùng, ở phân lớp ns1 . Đây là electron hóa trị nằm ngoài cấu hình electron bền của các khí hiếm, nên các nguyên tử kim loại kiềm rất dễ mất đi một electron hóa trị biến thành ion dương M+. Vì thế các kim loại kiềm là những kim loại rất hoạt động.

Các cation M+ của kim loại kiềm có cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm đứng trước.

Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ nhất so với các kim loại khác cùng chu kì. Điều này cũng chứng tỏ độ hoạt động hóa học mạnh của các kim loại kiềm. Tuy vậy, năng lượng ion hóa thứ hai của chúng lại rất lớn so với năng lượng ion hóa thứ nhất, do đó trong các phản ứng hóa học, các nguyên tử kim loại kiềm chỉ nhường đi 1 electron.

Các kim loại kiềm chủ yếu tạo nên các hợp chất ion, trong đó số oxi hóa duy nhất là +1. Tuy nhiên chúng cũng có thể tạo nên kiên kết cộng hóa trị trong các phân tử M2 tồn tại ở trạng thái khí.

Các ion của kim loại kiềm không có màu. Các hợp chất của chúng dễ tan trong nước trừ một số hợp chất của liti.

Tính chất vật lý của kim loại kiềm

Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối, là kiểu mạng kém đặc khít. Ngoài ra các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn cả so với các nguyên tố cùng chu kì. Hai điều này đã giải thích lý do vì sao khối lượng riêng của các nguyên tử kim loại kiềm nhỏ, so sánh với các kim loại khác.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thấp hơn nhiều so với các kim loại khác do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững. Hai đại lượng trên có giá trị giảm dần từ Li đến Cs, giải thích là do từ Li tới Cs, bán kính nguyên tử tăng, dẫn đến liên kết kim loại càng yếu dần. Liên kết kim loại yếu cũng dẫn đến tính mềm của các kim loại kiềm. Các kim loại kiềm có thể bị cắt bằng dao.

Các kim loại kiềm có độ dẫn điện cao, dù vẫn còn kém so với bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất. Các kim loại kiềm tự do cũng như hợp chất của chúng khi bị đốt sẽ cháy cho ngọn lửa có màu đặc trưng:

– Liti cho ngọn lửa màu đỏ tía.

– Natri cho ngọn lửa màu vàng.

– Kali cho ngọn lửa màu tím.

– Rubidi cho ngọn lửa màu tím hồng.

– Xesi cho ngọn lửa màu xanh lam.

Tính chất hóa học của kim loại kiềm

Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất thấp và thế điện cực chuẩn E0 có giá trị rất âm, vì thế chúng có tính khử rất mạnh.

Tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim.

Với hidro: Khi đun nóng, các kim loại kiềm kết hợp với hidro tạo hidrua ion: Li ở 600-700oC, còn các kim loại kiềm khác ở 350-400oC.

+ Ở điều kiện thường và trong không khí khô:

Li bị phủ một lớp màu xám gồm Li2O và Li3N.

Na bị oxi hóa thành Na2O2 và lẫn một ít Na2O.

K bị phủ lớp KO2 ở ngoài cùng và bên trong là lớp K2O.

Rb và Cs tự bốc cháy tạo RbO2 và CsO2.

+ Khi đốt nóng: Li tạo Li2O và một ít Li2O2, còn các kim loại kiềm khác, oxit của chúng tác dụng tiếp với oxi tạo peoxit (Na2O2) hoặc supeoxit (KO2, RbO2, CsO2).

Với halogen, lưu huỳnh:

Các kim loại kiềm bốc cháy trong khí clo khi có mặt hơi ẩm ở nhiệt độ cao. Với brom lỏng, K, Rb, Cs nổ mạnh, Li và Na chỉ tương tác trên bề mặt. Với iot, các kim loại kiềm chỉ tương tác mạnh khi đun nóng.

Khi nghiền kim loại kiềm với bột lưu huỳnh sẽ gây phản ứng nổ.

Chỉ có Li có thể tương tác trực tiếp tạo Li3N, Li2C2, Li6Si2 khi đun nóng.

Tác dụng với nước

Các kim loại kiềm có thế điện cực rất âm, vì thế chúng tương tác rất mãnh liệt với nước giải phóng khí hidro. 

KLK phản ứng mạnh với nước: 2M + 2H2O –> 2MOH + H2

Phản ứng của Li với nước xảy ra êm dịu, không gây nổ & không tạo thành ngọn lửa. Trong khi đó, Na nóng chảy thành hạt tròn nổi và chạy trên mặt nước & gây nổ khi phản ứng với nước. Hoạt tính của K, Rb, Cs thậm chí còn mạnh hơn:  K bốc cháy ngay còn Rb và Cs gây phản ứng nổ.

Do kim loại kiềm hoạt động hóa học mạnh, đặc biệt là bị oxi hóa nhanh trong không khí và có phản ứng mãnh liệt với nước, cần phải bảo quản kim loại kiềm trong dầu hỏa khan, trong chân không hoặc trong khí trơ và thật cẩn thận khi làm thí nghiệm với kim loại kiềm.

Tác dụng với axit

Thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa – khử của kim loại kiềm có giá trị từ -3.05V đến -2,71V cho nên các kim loại kiềm có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit thành khí hidro.

Phản ứng của kim loại kiềm với axit cũng là phản ứng gây nổ nguy hiểm, cần cẩn thận!

Hoạt tính hóa học mạnh của KLK được giải thích là do chúng có năng lượng ion hóa thứ nhất nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp, có cấu trúc tinh thể không bền & có tỉ khối nhỏ. Tất cả các tính chất này ảnh hưởng lẫn nhau & đều xuất phát từ cấu hình electron của KLK: chỉ có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Các KLK tác dụng với hầu hết các nguyên tố không kim loại (trừ khí hiếm), nhiều kim loại chuyển tiếp, với các hợp chất,… Các KLK cũng có thể phản ứng với nhau tạo thành các hợp chất như: Na2K, K7Cs8,…

Đăng bởi: THPT Văn Hiến

Chuyên mục: Lớp 12, Hóa Học 12


[981795]: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?


Theo dõi fanpage luyện thi môn Hóa Học lớp 12 của Thầy Phạm Hùng Vương để có nhiều bài học hay nhé!
https://www.facebook.com/ThayPhamHungVuong
Luyện thi THPT Quốc gia các môn TOÁN LÝ HÓA SINH ANH VĂN và TOEIC IELTS TOÁN CAO CẤP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chi tiết xem tại:
▶ Website: http://www.moon.vn
▶ Fanpage MoonTV: https://www.facebook.com/3w.moon.vn/
▶ HOTLINE: 02432 99 98 98
▶ Bản quyền nội dung thuộc sở hữu của Moon.vn
▶ THEO DÕI KÊNH ĐỂ CẬP NHẬT NHIỀU VIDEO: http://goo.gl/f4JJp4

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous Post
Kim loại al không phản ứng với dung dịch
Next Post
Đồng là gì? các kim loại đồng hiện nay, tính chất và ứng dụng
Related Posts
7 Tháng Một, 2022

Nội dung chính của bài thơ thương vợ

15 Tháng Một, 2022

Làm sao giỏi văn, giỏi viết lẫn lách…

4 Tháng Một, 2022

Top 14 bài phân tích thương vợ của tú xương hay nhất

Primary Sidebar

Bài Viết Mới
  • Помидоры по-корейски быстрого приготовления – 8 вкуснейших рецептов с пошаговыми фото
  • Как и сколько варить горошницу с замачиванием и без замачивания в кастрюле и мультиварке
  • Гречневая каша сколько воды на стакан гречки
  • Как сделать сыр сулугуни дома: рецепт с фото
  • Простые рецепты кляров для курицы

Chuyên mục

  • Ẩm Thực
  • Cảnh Quan
  • Giáo Dục
  • Kiến Thức Chung

Copyright © 2022 • Sanfranciscoplacestogo

  • Liên Hệ
  • Nội Quy
  • Giới Thiệu
  • Chính Sách Bảo Mật