Đề bài
Cho hình chóp \(S.ABC\) có bốn đỉnh đều nằm trên một mặt cầu, \(SA = a, SB = b, SC = c\) và ba cạnh \(SA, SB, SC\) đôi một vuông góc. Tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu được tạo bởi mặt cầu đó.
Phương pháp giải – Xem chi tiết
+) Công thức tính diện tích mặt cầu bán kính \(r\) là: \(S=4 \pi r^2.\)
+) Công thức tính thể tích mặt cầu bán kính \(r\) là: \(V=\dfrac{4}{3} \pi r^3.\)
Lời giải chi tiết
Gọi \(I\) là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp tam giác \(S.ABC\). Hạ \(IJ\) vuông góc \((SAB)\), vì \(I\) cách đều \(3\) điểm \(S, A, B\) nên \(J\) cũng cách đều \(3\) điểm \(S, A, B\).
Vì tam giác \(SAB\) vuông đỉnh \(S\) nên \(J\) là trung điểm của \(AB\).
Ta có \(SJ ={1 \over 2}AB = {1 \over 2}\sqrt {{a^2} + {b^2}}\)
Do \(SC\) vuông góc \((SAB)\) nên \(IJ // SC\).
Gọi \(H\) là trung điểm \(SC\), ta có \(SC=SI\) nên \(IH \bot SC \).
Xét tứ giác \(SHIJ\) ta có: \( \widehat {SHI}= 90 ^0\) do \(IH \bot SC \);
\( \widehat {HSJ}= 90 ^0\) do \(SC \bot (SAB) \) chứa \(SJ\);
\(\widehat {IJS}\) do \(IJ \bot (SAB) \) chứa \(SJ\)
Suy ra tứ giác \(SHIJ\) là hình chữ nhật.
\(\rightarrow SH = IJ = {c \over 2}\).
Do vậy, \(I{S^2} = I{J^2} + S{J^2} = {{({a^2} + {b^2} + {c^2})} \over 4}\) và bán kính hình cầu ngoại tiếp \(S.ABC\) là
\(R = IS = {1 \over 2}\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \)
Diện tích mặt cầu là:
\(S = 4\pi {R^2} = \pi ({a^2} + {b^2} + {c^2})\)
\(V = {4 \over 3}\pi {R^3} = {1 \over 6}\pi {\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)^{{3 \over 2}}}\).
Cách khác tìm tâm mặt cầu ngoại tiếp S.ABC
Phương pháp:
Bước 1: Dựng trục đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB (Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (SAB) tại tâm đường tròn)
Bước 2: Dựng mặt phẳng trung trực của SC.
Bước 3. Tâm mặt cầu ngoại tiếp S.ABC là giao của trục và mặt phẳng trên
Giải chi tiết
Gọi \(\Delta\) là đường trục đường tròn ngoại tiếp tam giác SAB. Khi đó \(\Delta\) đi qua trung điểm J của AB và vuông góc với (SAB). Ta lại có \(SC \bot \left( {SAB} \right)\).
\( \Rightarrow \Delta //SC\)
Do đó mọi điểm trên \(\Delta\) cách đều S,A,B. (Theo bài 3)
Dựng mặt phẳng trung trực của SC cắt \(Delta\) tại I.
Khi đó ta có: \(IS=IC\).
\(I \in \Delta \Rightarrow IA=IS=IB\). Vậy I là tâm đường tròn ngoại tiếp S.ABC
Loigiaihay.com
Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (SGK – Tr4) – Môn Toán 12 – Thầy Nguyễn Công Chính
Mở đầu kiến thức giải tích 12 là chương Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số với bài giảng: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số. Các em học sinh đã biết đến khái niệm về đồng biến, nghịch biến của hàm số từ các lớp dưới, tuy nhiên lên lớp 12, các em sẽ có 1 phương pháp đặc trưng để giải quyết các bài tập về tính đơn điệu này. Và với bài giảng hôm nay, bên cạnh việc nhắc lại toàn bộ các kiến thức, thầy Công Chính sẽ giúp các em giải quyết toàn bộ các bài tập trong SGK nhé! Link khóa học: https://tuyensinh247.com/hoctructuyenmontoanc47.html Học trực tuyến tại: http://tuyensinh247.com
Fanpage: https://fb.com/luyenthi.tuyensinh247/
Trả lời