Phương pháp tính cực trị của hàm số hay, nhanh nhất – Toán lớp 12
Phương pháp tính cực trị của hàm số hay, nhanh nhất
Với loạt bài Phương pháp tính cực trị của hàm số Toán lớp 12 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, biết cách làm bài tập
từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Toán 12.
Bài viết Phương pháp tính cực trị của hàm số gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập vận dụng
áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Phương pháp tính cực trị của hàm số Toán 12.
1. Lý thuyết
– Định nghĩa: Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên khoảng (a,b) (có thể a là -∞ ; b là +∞) và điểm xo ∈ (a,b)
a. Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) < f(x0) ∀x ∈ (x0 - h, x0 + h ) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực đại tại x0
b. Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) > f(x0) ∀x ∈ (x0 – h, x0 + h ) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x0
Chú ý:
1. Nếu hàm số f(x) đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số; f(x0) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số. Kí hiệu là fCĐ(fCT), còn điểm M(x0,f(x0) ) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.
2. Các điểm cực đại và cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị. Giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) còn được gọi là cực đại (cực tiểu) và được gọi chung là cực trị của hàm số.
3. Dễ dàng chứng minh được rằng, nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm trên khoảng (a,b) và đạt cực đại hoặc cực tiểu tại x0 thì f'(x0) = 0
Thật vậy giả sử f(x) đạt cực đại tại x0. Khi đó theo định nghĩa ta có:
+ TH1: Δx > 0 => f'(x0+) = 0
+ TH2: Δx < 0 => f'(x0-) = 0
Mà f(x) có đạo hàm nên suy ra f'(x) = 0.
2. Điều kiện cần và điều kiện đủ để hàm số có cực trị
a. Điều kiện cần
– f (x) đạt cực trị tại x0, có đạo hàm tại x0 thì f'(x0) = 0.
b. Điều kiện đủ
– Định lí 1: Giả sử hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng K = (x0 – h, x0 + h ) và có đạo hàm trên K hoặc trên K \ với h > 0
+ Nếu f'(x) > 0 trên khoảng (x0 – h, x0) và f'(x) < 0 trên khoảng (x0, x0 + h ) thì x0 là một điểm cực đại của hàm số f(x).
+ Nếu f'(x) < 0 trên khoảng (x0 - h, x0) và f'(x) > 0 trên khoảng (x0, x0 + h ) thì x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x).
– Nói một cách dễ hiểu thì: Đi từ trái qua phải:
+ Nếu f'(x) đổi dấu từ + sang – khi đi qua x0 thì x0 là điểm cực đại
+ Nếu f'(x) đổi dấu từ – sang + khi đi qua x0 thì x0 là điểm cực tiểu.
– Tóm lại muốn hàm số có cực trị tại x0 thì f'(x) phải đổi dấu khi qua x0
– Định lí 2: Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm cấp 2 trong khoảng (x0 – h, x0 + h ), với h > 0. Khi đó:
+) Nếu thì x0 là điểm cực đại;
+) Nếu thì là x0 điểm cực tiểu.
3. Quy tắc tìm cực trị
a. Quy tắc 1. (Dựa vào định lí 1)
+B1: Tìm tập xác định
+B2: Tính f'(x). Tìm các điểm tại đó f'(x) = 0 hoặc f'(x) không xác định.
+B3: Lập bảng xét dấu f'(x)
+B4: Từ bảng xét dấu suy ra các điểm cực trị.
b. Quy tắc 2 (Dựa vào định lí 2)
+B1: Tìm tập xác định
+B2: Tính f'(x) và giải phương trình f'(x) = 0 được nghiệm xi
+B3: Tính f”(x) và f”(xi) suy ra tính chất cực trị của các điểm xi rồi kết luận.
– Chú ý: Nếu f”(xi) = 0 thì ta phải dùng quy tắc 1 để xét cực trị.
– Lưu ý: Hàm trùng phương
+) Có 1 cực trị khi a.b ≥ 0
+) Có 3 cực trị khi a.b < 0
4. Một số ví dụ
Ví dụ 1: Tìm các điểm cực trị của hàm số
a) y = x3 – 3×2 – 9x + 2
b) y = x4 – 2×2 + 2
Lời giải
a) TXĐ: D = R
Ta có: y’ = 3×2 – 6x – 9
Bảng biến thiên (xét dấu):
x
-∞
-1
3
+∞
y’
+
0
–
0
+
Từ bảng xét dấu ta thấy hàm số đạt cực đại tại điểm x = -1
Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 3
b) TXĐ: D = R
Ta có: y’ = 4×3 – 4x; y” = 12×2 – 4
Ta có: y”(0) = -4 < 0 => x = 0 là điểm cực đại
y”(1) = y”(-1) = 8 > 0 => x = 1 và x = -1 là hai điểm cực tiểu của hàm số.
Ví dụ 2: Tìm m để hàm số
a) y = x3 – 2mx2 + m2x – 1 đạt cực đại tại x = 1.
b) đạt cực tiểu tại x = 2.
Lời giải
a) TXĐ: . Ta có: y’ = 3×2 – 4mx + m2; y” = 6x – 4m
Hàm số đạt cực đại tại x = 1
⇔
Vậy m = 3.
b. TXĐ: D = R\ . Ta có:
Hàm số đạt cực tiểu tại X = 2 ⇔
Vậy m = 2.
– Lưu ý: Trong một vài bài toán tính đạo hàm cấp 2 phức tạp ta có thể thay giá trị của m tìm được vào hàm số và sử dụng công cụ của MTCT để xác định dấu của y” một cách nhanh chóng.
.
Kết quả là 2 > 0 nên m = 2 (t/m)
5. Luyện tập
Bài 1. Áp dụng quy tắc I, hãy tìm các điểm cực trị của các hàm số sau:
a. x3 – 6×2 + 9x – 2 b. x4 + 2×2 – 2 c. y =
Bài 2. Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của các hàm số sau:
a. y = x4 – 4×2 + 1 b. y = –x3 + 2×2 + 5x – 2
c. y = sin x + cos x
Bài 3. Tìm m để hàm số:
a. y = x3 – 2mx2 + 3m2x – 3 đạt cực đại tại x = 2
b. y = mx4 + (m-2)x2 + 3 có 3 điểm cực trị
Bài 4. Tìm m để hàm số y = x3 + mx2 + (4m – 3)x + 2 có hai điểm cực trị nằm về hai phía so với trục tung.
Xem thêm các Công thức Toán lớp 12 quan trọng hay khác:
Giới thiệu kênh Youtube VietJack
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com
[TỔNG ÔN KÌ I] CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ _ TOÁN 12 _ Thầy Nguyễn Quốc Chí
[TỔNG ÔN KÌ I[ CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ _ TOÁN 12 (Đầy Đủ Dạng bài) của thầy Nguyễn Quốc Chí
Link tải tài liệu : http://bit.ly/2oHEPJ2
Đăng kí học online ĐẦY ĐỦ VIDEO LÝ THUYẾT VÀ VIDEO BÀI TẬP TỰ LUYỆN nhắn tin cho thầy nhé : http://m.me/chidt1234
💥 Facebook cá nhân : Chí Quốc Nguyễn : https://facebook.com/chidt1234
💥 Fanpage Chính Thức :http://www.facebook.com/toanthaychi/
💥 Instagram : Chidt264 https://www.instagram.com/chidt264/
💥 Học ONLINE : Ôn Thi Đại Học , lớp 12 , lớp 11 cần tư vấn để đăng kí các khóa Học Toán Online Đầy Đủ Video , Bài Tập Về Nhà , Bài Tập Tự Luyện , Khóa học luyện thi chuyên nghiệp và Tốt Nhất thì nhắn tin vào facebook Chí Quốc Nguyễn cho thầy tại đây nhé m.me/chidt1234
Trả lời