1. Định nghĩa
“Dẫn xuất” nghĩa là “xuất phát từ”, “bắt nguồn từ”. Vì vậy dẫn xuất hidrocacbon là những chất bắt nguồn từ hidrocacbon. Thông thường là bằng cách thay thế một hay nhiều nguyên tử H bởi những nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác. Những nguyên tử hay nhóm nguyên tử thay thế vào thường là những “nhóm chức”.
2. Nhóm chức
Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra phản ứng hóa học đặc trưng cho phân tử hợp chất hữu cơ. Trong tiếng anh nó có tên là Functional Group.
Các nhóm chức thông dụng có thể liệt kê trong bảng sau:
3. Đơn chức, đa chức và tạp chức
Đơn chức:
trong phân tử chỉ có một nhóm chức duy nhất. Ví dụ: C2H5-OH là một rượu đơn chức.
Đa chức:
trong phân tử có nhiều hơn một nhóm chức, nhưng các nhóm chức này phải cùng loại. Ví dụ: HOOC-CH2-COOH là axit cacboxylic hai chức.
Tạp chức:
trong phân tử có nhiều hơn một loại nhóm chức. Ví dụ: NH2-CH2-COOH là hợp chất tạp chức vì nó có hai loại nhóm chức là amino và cacboxyl.
4. Gốc và chức
Một dẫn xuất (R-X) luôn có thể chia thành hai phần là gốc (R) và chức (X). Phần chức là nhóm chức, phần gốc là phần còn lại khi đã ngắt đi chức. Ví dụ: CH3-COOH thì gốc là CH3- phần chức là -COOH.
5. No và đói
Chúng ta cần phải chú ý rằng khái niệm no và không no trong các dẫn xuất khác với trong hidrocacbon. Trong hidrocacbon, chất no là chất không có liên kết pi nào (tức là không có cái nối đôi, nối ba nào hết), nhưng trong dẫn xuất thì lại khác. Một dẫn xuất no là một dẫn xuất có phần gốc no thôi, còn phần chức thì nó no hay không kệ nó. Ví dụ: CH3-COOH là axit no đơn chức thì chỉ có gốc là no, còn chức –COOH có một liên kết pi, nên rõ ràng xét về cả phân tử là không no.
Mỗi một liên kết pi sẽ làm phân tử mất đi hai nguyên tử H (vì phải ngắt đi hai thằng H mới có thể có hóa trị để tạo liên kết mới). Điều này cũng đúng khi đóng thêm 1 vòng. Vì vậy có k liên kết pi hoặc k vòng no, số nguyên tử H bị thiếu so với dạng no nhất (CnH2n+2 no nhất) là 2k nguyên tử. Các bạn có thể nhận thấy quy luật này trong các CTTQ của ankan, xiclo ankan, aken, ankadien, ankin, aren mà mình đã trình bày ở phần trước. Túm lại: dẫn xuất no là gốc no, chứ không phải toàn phân tử no (vì phần chức có thể không no)
6. Hidro linh động và liên kết hidro
Xét một chất hữu cơ có dạng R-X-H. Trong đó, R là gốc hidrocacbon, X là một nguyên tử phi kim có độ âm điện lớn (thông thường nhất là O, N). Nguyên tử H như trên liên kết với R thông qua cầu nối X. Do X có độ âm điện khá lớn nên nó sẽ hút cặp e dùng chung với H về phía nó dẫn đến sự phân cực: đầu âm phía X, đầu dương phía H như trong hình mô tả phía dưới:
Do sự phân cực trên là liên kết X-H rất dễ đứt gãy, tức H dễ bị tách ra khỏi phân tử. Nguyên tử H như vậy gọi là H linh động. Những hợp chất hữu cơ có H linh động thường gặp là ancol, phenol, axit vì chúng chứa nhóm OH trong phân tử. Tuy nhiên độ linh động của H thì còn tùy thuộc vào bản chất của chức đó như thế nào và gốc R là gốc đẩy hay hút.
Nếu trong chức hoặc gốc có những tác nhân hút e như thì sẽ càng làm H linh động thêm vì R hút e của X, thì X lại hút e của H mạnh hơn → H càng trội điện tích dương → liên kết X-H càng phân cực. Rút cục, H càng dễ đứt. Điều này giải thích tại sao H trong axit cacboxylic lại linh động hơn trong rượu (vì -COOH có nối đôi → hút e).
Liên kết Hidro là liên kết thường thấy trong những hợp chất có H linh động. Về bản chất nó là lực hút tĩnh điện (âm-dương) giữa các phân tử phân cực. Những hợp chất có liên kết H thì sẽ có
Nhiệt độ nóng chảy và sôi cao hơn những chất có cùng PTK nhưng ko có liên kết H, vì có lực hút tĩnh điện sẽ gắn kết các phân tử lại. Để đun sôi, cần phải nhiệt độ cao hơn.
Tan trong nước tốt hơn vì tạo được liên kết H với H2O. Điều này giống như việc các phân tử R-OH “chui” vào các phân tử nước, nên chúng dễ tan hơn. Tổng quát hóa: những chất có liên kết H thì dễ tan vào nhau.
Bên trên đã trình bày đầy đủ những vấn đề liên quan đến H. Bây giờ mình mạn phép xì-pam chút, nhưng vẫn là vấn đề về liên kết H nhé. Chỉ là Rocky muốn các bạn thay đổi không khí tý thôi
Rocky: Bây giờ anh sẽ lấy ví dụ về chất có liên kết H nhé. Propan được không :-/ Tất nhiên là không. Vì nó không thằng C và H độ âm điện chênh nhau không nhiều, vì vậy ko tạo được sự phân cực đáng kể → tức không có thằng nào đóng vai trò như thằng X ở trên → vậy là ko có liên kết H.
You: /* sốt ruột */ Ông anh vòng vo mãi, lấy một ví dụ có liên kết H xem nào :-w
Rocky: Ok men, có ngay. Chú em thích uống rượu không? Etylic nhé ? Thằng này có công thức C2H5OH → có dạng R-X-H, trong đó O là phi kim đủ mạnh, nên đủ khả năng đóng vai trò của X → H trong -OH của rượu là H linh động. Ví dụ dễ thấy nhất là nó bị thế bởi Na sinh ra H2.
You: Có vẻ dễ hiểu hơn rồi đấy. Ông anh thêm vài ví dụ nữa đi 😕
Rocky: Thế uống rượu xong chú thường làm gì?
You: Say thì em ngủ ạ? À không, nếu lỡ uống nhiều quá thì em phải vào WC trước ạ
Rocky: Thế trong đó có mùi gì không? :>
You: Anh cứ đùa. Mùi amoniac chứ còn gì nữa. Đừng nói là mũi anh bị điếc nhé )
Rocky: Ừ thế anh lấy ví dụ NH3 luôn nhé. Chú tưởng tượng có 3 thằng H cắm vào thằng N. Thằng N có độ âm điện cũng khá, tuy không bằng O. Vì vậy liên kết N-H cũng phân cực tương đối → H của NH3 cũng là H linh động nhưng không bằng H của –OH được. Tức nó cũng có liên kết H. Điều này giải thích tại sao NH3 tan nhiều trong nước (H2O có dạng H-O-H → cũng có liên kết H)
You: Ồ hay thật. Từ bé đến giờ em mới thấy có người giảng bài lôi cái WC làm ví dụ. Nhưng đấy mới ảnh hưởng đến là tính tan. Thế còn nhiệt độ sôi thì sao anh?
Rocky: Khá lắm, có vẻ chú ý đến vấn đề rồi đấy. Thế H2O và H2S khác gì nhau? :>
You: Dạ, khác nhau ở chỗ một thằng là O một thằng là S ạ :-??
Rocky: Không tồi, còn gì nữa?
You: Thằng H2O thể lỏng, chúng ta có thể uống ngày này qua ngày khác, còn thằng H2S thể khí, có mùi trứng thối và ta không thể chịu nổi quá 1 phút ạ
Rocky: Chuẩn. Thằng H2S thậm chí có PTK lớn hơn H2O (34>18) nhưng ở điều kiện thường nó ở thể khí, nghĩa là chưa đun đã sôi rồi, còn thằng H2O nó sôi tận [TEX]100^0C[/TEX]. Nguyên nhân là do thằng S có độ âm điện thấp, chênh lệch với H không nhiều, còn O thì khá mạnh. Nên H2O nó có liên kết H, còn H2S thì không → nhiệt độ sôi cao hơn )
You: Ồ, vậy mà em không để ý. Thế còn mùi thối? Anh giải thích nốt đi \\/
Rocky: Cái này anh cũng … chịu. Nhưng cam đoan là không liên quan gì đến liên kết Hidro cả :-j /* hỏi vớ vẩn */
nghĩa là “xuất phát từ”, “bắt nguồn từ”. Vì vậy dẫn xuất hidrocacbon là những chất bắt nguồn từ hidrocacbon. Thông thường là bằng cách thay thế một hay nhiều nguyên tử H bởi những nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác. Những nguyên tử hay nhóm nguyên tử thay thế vào thường là những “nhóm chức”.Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra phản ứng hóa học đặc trưng cho phân tử hợp chất hữu cơ. Trong tiếng anh nó có tên làCác nhóm chức thông dụng có thể liệt kê trong bảng sau:trong phân tử chỉ có một nhóm chức duy nhất. Ví dụ: C2H5-OH là một rượu đơn chức.trong phân tử có nhiều hơn một nhóm chức, nhưng các nhóm chức này phải cùng loại. Ví dụ: HOOC-CH2-COOH là axit cacboxylic hai chức.trong phân tử có nhiều hơn một loại nhóm chức. Ví dụ: NH2-CH2-COOH là hợp chất tạp chức vì nó có hai loại nhóm chức là amino và cacboxyl.Một dẫn xuất (R-X) luôn có thể chia thành hai phần là gốc (R) và chức (X). Phần chức là nhóm chức, phần gốc là phần còn lại khi đã ngắt đi chức. Ví dụ: CH3-COOH thì gốc là CH3- phần chức là -COOH.Chúng ta cần phải chú ý rằng khái niệmvàtrong các dẫn xuất khác với trong hidrocacbon. Trong hidrocacbon, chất no là chất không có liên kết pi nào (tức là không có cái nối đôi, nối ba nào hết), nhưng trong dẫn xuất thì lại khác. Một dẫn xuất no là một dẫn xuất, còn phầnCH3-COOH là axit no đơn chức thì chỉ có gốc là no, còn chức –COOH có một liên kết pi, nên rõ ràng xét về cả phân tử là không no.Mỗi một liên kết pi sẽ làm phân tử mất đi hai nguyên tử H (vì phải ngắt đi hai thằng H mới có thể có hóa trị để tạo liên kết mới). Điều này cũng đúng khi đóng thêm 1 vòng. Vì vậy có k liên kết pi hoặc k vòng no, số nguyên tử H bị thiếu so với dạng no nhất (CnH2n+2 no nhất) là 2k nguyên tử. Các bạn có thể nhận thấy quy luật này trong các CTTQ của ankan, xiclo ankan, aken, ankadien, ankin, aren mà mình đã trình bày ở phần trước.dẫn xuất no là gốc no, chứ không phải toàn phân tử no (vì phần chức có thể không no)Xét một chất hữu cơ có dạng. Trong đó, R là gốc hidrocacbon, X là một nguyên tử phi kim có độ âm điện lớn (thông thường nhất là O, N). Nguyên tử H như trên liên kết với R thông qua cầu nối X. Do X có độ âm điện khá lớn nên nó sẽ hút cặp e dùng chung với H về phía nó dẫn đến sự phân cực: đầu âm phía X, đầu dương phía H như trong hình mô tả phía dưới:Do sự phân cực trên là liên kết X-H rất dễ đứt gãy, tức H dễ bị tách ra khỏi phân tử. Nguyên tử H như vậy gọi là H linh động. Những hợp chất hữu cơ có H linh động thường gặp làvì chúng chứa nhóm OH trong phân tử. Tuy nhiên độ linh động của H thì còn tùy thuộc vào bản chất của chức đó như thế nào và gốc R làNếu trong chức hoặc gốc có nhữngnhưthì sẽ càng làmvì R hút e của X, thì X lại hút e của H mạnh hơn → H càng trội điện tích dương → liên kết X-H càng phân cực. Rút cục, H càng dễ đứt. Điều này giải thích tại sao H trong axit cacboxylic lại linh động hơn trong rượu (vì -COOH có nối đôi → hút e).Liên kết Hidro là liên kết thường thấy trong những hợp chất có H linh động. Về bản chất nó là lực hút tĩnh điện (âm-dương) giữa các phân tử phân cực. Những hợp chất có liên kết H thì sẽ cóNhiệt độ nóng chảy và sôi cao hơn những chất có cùng PTK nhưng ko có liên kết H, vì có lực hút tĩnh điện sẽ gắn kết các phân tử lại. Để đun sôi, cần phải nhiệt độ cao hơn.Tan trong nước tốt hơn vì tạo được liên kết H với H2O. Điều này giống như việc các phân tử R-OH “chui” vào các phân tử nước, nên chúng dễ tan hơn. Tổng quát hóa: những chất có liên kết H thì dễ tan vào nhau.Bên trên đã trình bày đầy đủ những vấn đề liên quan đến H. Bây giờ mình mạn phép xì-pam chút, nhưng vẫn là vấn đề về liên kết H nhé. Chỉ là Rocky muốn các bạn thay đổi không khí tý thôiBây giờ anh sẽ lấy ví dụ về chất có liên kết H nhé. Propan được không :-/ Tất nhiên là không. Vì nó không thằng C và H độ âm điện chênh nhau không nhiều, vì vậy ko tạo được sự phân cực đáng kể → tức không có thằng nào đóng vai trò như thằng X ở trên → vậy là ko có liên kết H./* sốt ruột */ Ông anh vòng vo mãi, lấy một ví dụ có liên kết H xem nào :-wOk men, có ngay. Chú em thích uống rượu không? Etylic nhé ? Thằng này có công thức C2H5OH → có dạng R-X-H, trong đó O là phi kim đủ mạnh, nên đủ khả năng đóng vai trò của X → H trong -OH của rượu là H linh động. Ví dụ dễ thấy nhất là nó bị thế bởi Na sinh ra H2.Có vẻ dễ hiểu hơn rồi đấy. Ông anh thêm vài ví dụ nữa đi :-?Thế uống rượu xong chú thường làm gì?Say thì em ngủ ạ? À không, nếu lỡ uống nhiều quá thì em phải vào WC trước ạThế trong đó có mùi gì không? :>Anh cứ đùa. Mùi amoniac chứ còn gì nữa. Đừng nói là mũi anh bị điếc nhéỪ thế anh lấy ví dụ NH3 luôn nhé. Chú tưởng tượng có 3 thằng H cắm vào thằng N. Thằng N có độ âm điện cũng khá, tuy không bằng O. Vì vậy liên kết N-H cũng phân cực tương đối → H của NH3 cũng là H linh động nhưng không bằng H của –OH được. Tức nó cũng có liên kết H. Điều này giải thích tại sao NH3 tan nhiều trong nước (H2O có dạng H-O-H → cũng có liên kết H)Ồ hay thật. Từ bé đến giờ em mới thấy có người giảng bài lôi cái WC làm ví dụ.Nhưng đấy mới ảnh hưởng đến là tính tan. Thế còn nhiệt độ sôi thì sao anh?Khá lắm, có vẻ chú ý đến vấn đề rồi đấy. Thế H2O và H2S khác gì nhau? :>Dạ, khác nhau ở chỗ một thằng là O một thằng là S ạ :-??Không tồi, còn gì nữa?Thằng H2O thể lỏng, chúng ta có thể uống ngày này qua ngày khác, còn thằng H2S thể khí, có mùi trứng thối và ta không thể chịu nổi quá 1 phút ạChuẩn. Thằng H2S thậm chí có PTK lớn hơn H2O (34>18) nhưng ở điều kiện thường nó ở thể khí, nghĩa là chưa đun đã sôi rồi, còn thằng H2O nó sôi tận [TEX]100^0C[/TEX]. Nguyên nhân là do thằng S có độ âm điện thấp, chênh lệch với H không nhiều, còn O thì khá mạnh. Nên H2O nó có liên kết H, còn H2S thì không → nhiệt độ sôi cao hơnỒ, vậy mà em không để ý. Thế còn mùi thối? Anh giải thích nốt đi \\Cái này anh cũng … chịu. Nhưng cam đoan là không liên quan gì đến liên kết Hidro cả :-j /* hỏi vớ vẩn*/
Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon – Bài 39 – Hóa học 11 – Cô Nguyễn Thị Nhàn (HAY NHẤT)
🔖 Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
📲Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Hóa học 11 Bài 39 Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon
Video bài học hôm nay, cô hướng dẫn các em toàn bộ kiến thức trọng tâm bài Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon. Cùng với đó, cô sẽ giải chi tiết các ví dụ minh họa bằng phương pháp nhanh nhất. Theo dõi bài học cùng cô để học tốt hơn nhé!
Đăng kí mua khóa học của thầy tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, hoa11, bai39
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 11 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfv6Y8G4nfXsmStA5h2lH40
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 11 Thầy Lê Xuân Vượng:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcc7Vb6Dn0ZM7d_RTBAyTNl
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 11 Cô Nguyễn Thị Hoài Thu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvf0UaWRtEXv4H3C5vwu3SaS
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 11 Thầy Lê Thành Đạt:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvf9RkJKYmFC70RxaehPB9R5
▶ Danh sách các bài học môn Lịch sử 11 Cô Nguyễn Thúy Hảo:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcIgv2zNqM5mPloRzjysNtq
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 11 Cô Nguyễn Quyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveJma7LrKfrwgsQOKG3i7Gj
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 11 Cô Lê Mai Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfVYAG6C0ZGRcMZu15RWFdX
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Hoá học 11 Cô Nguyễn Thị Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcGIFqgvJwjkEjqHTlWtm89
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 11 Cô Vũ Thị Hiên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveSbylqMnQxFhf3Z6JIzoSu
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 11 Cô Nguyễn Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfYfen9Bs_S0zb6jONvFmAS
Trả lời