• Skip to primary navigation
  • Skip to main content
  • Skip to primary sidebar
Sanfranciscoplacestogo

Sanfranciscoplacestogo

Show Search
Hide Search
  • Trang chủ
  • Cảnh Quan
  • Giáo Dục
  • Phong Thủy
  • Thủ Thuật
  • Kiến Thức Chung
HomeGiáo DụcCông thức liên hệ giữa tốc độ góc với chu kì và tần số hay nhất – vật lí lớp 10
Giáo Dục

Công thức liên hệ giữa tốc độ góc với chu kì và tần số hay nhất – vật lí lớp 10

Rate this post

Rate this post

1. Tần số góc, chu kì, tần số của con lắc đơn

Trong bài này, HocThatGioi sẽ chia sẻ cho các bạn về Tần số, chu kì, cơ năng của con lắc đơn và bài tập áp dụng, bài viết sẽ giúp chúng ta biết được cách tính tần số,chu kì cũng như cơ năng của con lắc đơn và sẽ có những bài tập rèn luyện để giúp chúng ta thực hành và làm tốt dạng bài tập này nhé!

1. Tần số góc, chu kì, tần số của con lắc đơn

Để tính được các đại lượng của con lắc đơn, trước hết ta phải nắm được các công thức tính của các đại lượng đó.

Dưới đây sẽ là các công thức tính tần số góc, chu kì, tần số của con lắc đơn:

1.1 Tần số góc của con lắc đơn

Sau đây sẽ là công thức tính tần số góc con lắc đơn:

Công thức tính tần số góc

\omega=\sqrt{\frac{g}{l} }

Trong đó:

\omega

là tần số góc của con lắc đơn

g

là gia tốc trọng trường

g\approx 10 m/s^2

l

là chiều dài dây treo

Ví dụ minh hoạ:

Sau đây sẽ là một bài tập ví dụ cho cách tính tần số góc của con lắc đơn:

Cho một con lắc đơn gồm một sợi dây có độ dài

l=100cm

treo một vật nhỏ có khối lượng

m

. Kích thích cho vật dao động. Tính tần số góc của con lắc đơn, biết

g=10m/s^2

    Ta có chiều dài của sợi dây là

    l=100cm=1m

    Áp dụng công thức tính tần số góc của con lắc đơn:

    \omega=\sqrt{\frac{g}{l} }=\sqrt{\frac{10}{1} }=\sqrt{10}

    rad/s

    Vậy tần số góc của con lắc đơn là:

    \omega=\sqrt{10}

    rad/s

    1.2 Chu kì của con lắc đơn

    Sau đây sẽ là công thức tính chu kì con lắc đơn:

    Công thức tính chu kì con lắc đơn

    T=\frac{2\pi}{\omega}=2\pi \sqrt{\frac{l}{g} }

    Trong đó:

    T

    là chu kì của con lắc đơn

    \omega

    là tần số góc của con lắc đơn

    g

    là gia tốc trọng trường

    g\approx 10 m/s^2

    l

    là chiều dài dây treo

    Ví dụ mình hoạ:

    Sau đây sẽ là một ví dụ về cách tính chu kì của con lắc đơn:

    Cho một con lắc đơn gồm một sợi dây có độ dài

    l=50cm

    treo một vật nhỏ có khối lượng

    m

    . Kích thích cho vật dao động. Tính chu kì của con lắc đơn, biết

    g=10m/s^2

    ,

    \pi=\sqrt{10}

      Ta có chiều dài của sợi dây là

      l=50cm=0,5m

      Áp dụng công thức tính chu kì của con lắc đơn:

      T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g} }=2\sqrt{10} . \sqrt{\frac{0,5}{10} }=\sqrt{2}

      s

      Vậy chu kì của con lắc đơn là:

      T=\sqrt{2}

      s

      1.3 Tần số của con lắc đơn

      Sau đây sẽ là công thức tính tần số con lắc đơn:

      Công thức tính tần số con lắc đơn

      f=\frac{1}{T} =\frac{\omega}{2\pi}=\frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{g}{l} }

      Trong đó:

      f

      là tần số của con lắc đơn

      T

      là chu kì của con lắc đơn

      \omega

      là tần số góc của con lắc đơn

      g

      là gia tốc trọng trường

      g\approx 10 m/s^2

      l

      là chiều dài dây treo

      Ví dụ minh hoạ:

      Sau đây sẽ là bài tập minh hoạ cho dạng bài tính tần số của con lắc đơn:

      Cho một con lắc đơn có chiều dài

      l=1m

      treo một vật nhỏ có khối lượng

      m

      . Kích thích cho vật dao động. Tính tần số của con lắc đơn, biết

      g=10m/s^2

      ,

      \pi=\sqrt{10}

        Ta có chiều dài của sợi dây là

        l=1m

        Áp dụng công thức tính tần số góc của con lắc đơn:

        f=\frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{g}{l} }=\frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{10}{1} }= 0,5

        Hz

        Vậy tần số của con lắc đơn là:

        f=0,5

        Hz

        1.4 Bài tập rèn luyện

        Dưới đây là các bài tập rèn luyện tính tần số, chu kì của con lắc đơn:

        Câu 1: Cho một con lắc đơn có chiều dài dây treo

        l=1m

        treo một vật nhỏ có khối lượng

        m

        . Kích thích cho vật dao động. Tính tần số góc của con lắc đơn, biết

        g=10m/s^2

          Câu 2: Một con lắc đơn có chu kỳ

          T=2s

          . Nếu tăng chiều dài của con lắc thêm

          20,5cm

          thì chu kỳ dao động mới của con lắc là

          2,2s

          . Tìm chiều dài của con lắc lò xo?

            Câu 3: Cho một con lắc đơn có chiều dài

            l=2m

            treo một vật nhỏ có khối lượng

            m=400g

            . Kích thích cho vật dao động. Tính tần số của con lắc đơn, biết

            g=10m/s^2

            ,

            \pi=\sqrt{10}

              2. Cơ năng của con lắc đơn

              Cơ năng con lắc đơn được tính bằng tổng của động năng W_đ và thế năng W_t của con lắc đơn tại 1 thời điểm

              Cơ năng của con lắc đơn cũng bằng động năng cực đại  W_{đ-max}​ hoặc thế năng cực đại W_{t-max}

              2.1 Động năng và thế năng của con lắc đơn

              Dưới đây là công thức tính động năng và thế năng của con lắc đơn:

              Công thức tính động năng của con lắc đơn:

              Công thức tính động năng

              W_đ=\frac{1}{2}mv^2

              Trong đó:

              m

              khối lương của vật treo vào dây

              v

              vận tốc của vật

              Ví dụ minh hoạ:

              Cho một con lắc đơn gồm một sợi dây có độ dài

              l

              treo một vật nhỏ có khối lượng

              m=200g

              . Kích thích cho vật dao động. Tại thời điểm vận tốc của vật bằng

              5m/s

              thì vật có động năng bằng bao nhiêu?

                Ta có khối lượng của vật

                m=200g=0,2kg

                Áp dụng công thức tính động năng của con lắc đơn:

                W_đ=\frac{1}{2}mv^2=\frac{1}{2}.0,2.5^2=2,5

                J

                Vậy động năng của con lắc đơn là:

                W_đ=2,5

                J

                Công thức tính thế năng của con lắc đơn:

                Công thức tính thế năng

                W_t=mgl(1-cos(\alpha))

                Trong đó:

                m

                là khối lượng của vật

                g

                là gia tốc trọng trường

                l

                là chiều dài sợi dây

                \alpha

                là li độ góc

                Ví dụ minh hoạ:

                Cho một con lắc đơn gồm một sợi dây có độ dài

                l=80cm

                treo một vật nhỏ có khối lượng

                m=500g

                . Kích thích cho vật dao động. Tại vị trí vật có li độ góc

                \alpha=9^{\circ}

                thì thế năng của vật là bao nhiêu, biết

                g=10m/s^2

                  Ta có khối lượng của vật

                  m=500g=0,5kg

                  Chìu dài của dây là

                  l=80cm=0,8m

                  Áp dụng công thức tính thế năng của con lắc đơn:

                  W_t=mgl(1-cos(\alpha))=0,5.10.0,8.(1-cos(9))=0,05

                  J

                  Vậy thế năng của con lắc đơn là:

                  W_đ=0,05

                  J

                  2.2 Cơ năng của con lắc đơn

                  Sau đây sẽ là công thức tính cơ năng của con lắc đơn:

                  Công thức tính cơ năng

                  W=W_đ+W_t=\frac{1}{2}mv^2+mgl(1-cos(\alpha))

                  hay

                  W=W_{đ-max}=\frac{1}{2}m.v_{max}^2

                  W=W_{t-max}=mgl(1-cos(\alpha_0))

                  Trong đó:

                  m

                  là khối lượng của vật

                  g

                  là gia tốc trọng trường

                  l

                  là chiều dài sợi dây

                  \alpha

                  là li độ góc

                  v

                  vận tốc của vật

                  v_{max}

                  vận tốc cực đại

                  \alpha_0

                  là biên độ góc

                  2.3 Bài tập rèn luyện

                  Dưới đây sẽ là các bài tập về tính cơ năng của con lắc đơn:

                  Câu 1: Cho một con lắc đơn gồm một sợi dây có độ dài

                  l=50cm

                  treo một vật nhỏ có khối lượng

                  m=400g

                  . Kích thích cho vật dao động. Tại thời điểm vận tốc của vật bằng

                  2m/s

                  thì vật có động năng bằng bao nhiêu?

                    Câu 2: Cho một con lắc đơn gồm một sợi dây có độ dài

                    l=120cm

                    treo một vật nhỏ có khối lượng

                    m=0,5kg

                    . Kích thích cho vật dao động. Tại vị trí vật có li độ góc

                    \alpha=8^{\circ}

                    thì thế năng của vật là bao nhiêu, biết

                    g=10m/s^2

                      Câu 3: Một con lắc đơn có dây treo dài

                      1m

                      và vật có khối lượng

                      1kg

                      dao động với biên độ góc

                      0,1

                      rad

                      . Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy

                      g=10m/s^2

                      . Tính cơ năng toàn phần của con lắc?

                        Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của HocThatGioi về Tần số, chu kì, cơ năng của con lắc đơn và bài tập áp dụng .Nếu các bạn thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng nhau học thật giỏi nhá. Đừng quên để lại 1 like, 1 cmt để tạo động lực cho HocThatGioi và giúp HocThatGioi ngày càng phát triển hơn nhé! Chúc các bạn học thật tốt!

                        Bài viết khác liên quan đến dao động cơ


                        6.5 [Vật Lí 10] Chu Kỳ Và Tần Số


                        Reader Interactions

                        Trả lời Hủy

                        Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

                        Previous Post
                        Công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật lớp 3 [đầy đủ]
                        Next Post
                        Con lắc đơn là gì? chu kỳ, tần số, thế năng của con lắc đơn và bài tập có lời giải
                        Related Posts
                        8 Tháng Một, 2022

                        Đọc hiểu phò giá về kinh

                        5 Tháng Một, 2022

                        Cấu hình electron nguyên tử: lý thuyết, cách viết cấu hình e

                        17 Tháng Một, 2022

                        Как приготовить гребешки

                        Primary Sidebar

                        Bài Viết Mới
                        • Помидоры по-корейски быстрого приготовления – 8 вкуснейших рецептов с пошаговыми фото
                        • Как и сколько варить горошницу с замачиванием и без замачивания в кастрюле и мультиварке
                        • Гречневая каша сколько воды на стакан гречки
                        • Как сделать сыр сулугуни дома: рецепт с фото
                        • Простые рецепты кляров для курицы

                        Chuyên mục

                        • Ẩm Thực
                        • Cảnh Quan
                        • Giáo Dục
                        • Kiến Thức Chung

                        Copyright © 2022 • Sanfranciscoplacestogo

                        • Liên Hệ
                        • Nội Quy
                        • Giới Thiệu
                        • Chính Sách Bảo Mật